Trong năm 2024 doanh nghiệp của bạn mong muốn tăng tốc doanh nghiệp nhờ vào việc tối ưu chiến lược quản lý khách hàng. Tuy nhiên nhiên lại không thể nắm bắt cụ thể thời điểm nên triển khai, điều kiện nào để doanh nghiệp có thể ứng dụng hệ thống CRM hiệu quả. Bài viết ngay dưới đây sẽ giúp các chủ doanh nghiệp nắm bắt chính xác thời cơ cho doanh nghiệp “chuyển mình” bứt phá, thay đổi quy trình chăm sóc khách hàng hướng đến số hóa.

>>> Tặng bạn: Kịch Bản SMS Automation: Tối ưu hóa giao tiếp và tăng hiệu quả doanh nghiệp

1. Tại sao 81% doanh nghiệp nước ngoài đều thành công khi sử dụng CRM?

Đặt trong bối cảnh nền kinh tế phát triển nhanh chóng & chuyển dịch công nghệ 5.0, vai trò & sự cấp bách của chuyển đổi số trong doanh nghiệp ngày càng quan trọng, bắt đầu từ sự tăng trưởng nhanh đến khó tin của phần mềm quản lý khách hàng (CRM) trên toàn cầu. 

Tại sao 81% doanh nghiệp nước ngoài đều thành công khi sử dụng CRM?

Và có đến 81% doanh nghiệp nước ngoài đã ứng dụng CRM thành công vào việc tối ưu hoạt động chăm sóc khách hàng vì một số lí do sau:

Khả năng chấp thuận từ nhân viên: Các doanh nghiệp nước ngoài lựa chọn CRM có dịch vụ hỗ trợ đào tạo bài bản quy trình làm việc và tư duy mới trong việc tương tác với khách hàng. Ví dụ:  Công ty Du lịch Ajay Modi (cung cấp dịch vụ du lịch tại Ấn Độ) đã ứng dụng CRM Kylas thành công cho nhân sự. Họ đã thống kê được rằng nhân viên kinh doanh của họ chưa từng bỏ lỡ khách hàng hay cuộc gọi nào từ bất kỳ khách du lịch tiềm năng.

Chi phí đầu tư ban đầu: Hiện nay hệ thống CRM đã có đa dạng các tính năng/ gói mở rộng & tùy biến theo nhu cầu. Vì vậy các doanh nghiệp nước ngoài có nhiều lựa chọn và đưa ra được quyết định sử dụng CRM quản lý khách hàn với chi phí phù hợp. Cung cấp tính năng đủ để tối ưu hoạt động chăm sóc khách hàng của họ. Ví dụ: Công ty AAXIS đã tiết kiệm được 250.000 USD vì chuyển từ Salesforce sang Nền tảng HubSpot CRM. Họ đã lựa chọn CRM có các tính năng phù hợp với doanh nghiệp của họ thay vì đầu tư cho hệ thống CRM lớn (tốn chi phí).

Tích hợp với hệ thống hiện có: Các CRM trên thị trường hiện nay đồng bộ với mọi công cụ nhờ vào API kết nối mở. Vì vậy, doanh nghiệp của bạn có thể dễ dàng tích hợp xuyên suốt, không gây ảnh hưởng đến vận hành hiện tại. Ví dụ: Đơn cử là Learn Digital Academy (cơ sở giáo dục đào tạo) đã xác định được rõ ràng các yêu cầu tích hợp và lựa chọn giải pháp CRM của Kylas. Nhờ ứng dụng thành công phần mềm quản lý dữ liệu khách hàng với quy trình hiện có, Learn Digital Academy có thể dễ dàng đồng bộ toàn bộ thông tin, hoạt động của sinh viên từ nhiều nguồn khác nhau. 

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước ngoài đã chứng minh được sức mạnh của việc áp dụng CRM để tăng cường quản lý khách hàng, điều này đã giúp họ đạt được thành công và phát triển bền vững. 

Vậy đâu là thời điểm để các doanh nghiệp ứng dụng CRM vào việc tối ưu quy trình chăm sóc khách hàng? Cùng tìm hiểu tiếp bài viết!

2. “Bắt mạch” thời điểm doanh nghiệp cần sử dụng CRM

Thực tế là các doanh nghiệp đang gặp vấn đề trong việc xác định thời điểm triển khai CRM và ứng dụng vào doanh nghiệp.

“Bắt mạch” thời điểm doanh nghiệp cần sử dụng CRM

Dưới đây là một số trường hợp điển hình để giúp bạn có hình dung rõ ràng:

1. Mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh: Khi doanh nghiệp mở rộng quy mô hoạt động, số lượng khách hàng và thông tin khách hàng cần quản lý sẽ tăng lên. 

Ví dụ: Doanh nghiệp tăng số lượng nhân sự từ 4 lên 10 hoặc mở thêm một chi nhánh mới. Số lượng khách hàng cần chăm sóc & nhân viên cần quản lý cũng đồng thời tăng lên. Đây  chính là trở ngại lớn nhất cho việc quản lý khách hàng và tối ưu trải nghiệm. 

2. Gặp khó khăn trong quản lý và đánh giá danh sách khách hàng: Doanh nghiệp của bạn sẽ gặp trở ngại lớn trong quá trình khai thác chất lượng danh sách khách hàng trong tệp data không đồng bộ. Khó khăn trong việc tìm lại lịch sử giao dịch, tương tác với khách hàng cũ. Đây chính là thời điểm tốt nhất để bạn ứng dụng CRM vào việc gia tăng trải nghiệm khách hàng, tối ưu tỷ lệ chốt sales.

Ví dụ: Đối với doanh nghiệp kinh doanh thời trang thời điểm là một yếu tố đóng vai trò quan trọng. Khi khách hàng của bạn có nhu cầu mua hàng nhưng không được chăm sóc đúng lúc hoặc lãng quên, ngay khi sang ngày hôm sau bạn đã không thể chốt đơn được nữa. Đó là tính thời điểm, cảm xúc khách hàng đã dần “nguội” đi và thay thế bằng việc quyết định mua lý trí hơn.

3. Dữ liệu không tập trung, sai sót, trùng lặp: Đây cũng là điều dễ hiểu khi số lượng khách hàng của doanh nghiệp tăng lên theo cấp số nhân. Dữ liệu bị phân tán từ nhiều file khác nhau dẫn đến trùng lặp đồng thời việc kiểm soát chất lượng cũng gặp khó khăn. 

Ví dụ: Khách hàng tên L đăng ký mua trên website và được lưu thông tin trên file excel A, sau đó khách hàng L đăng ký mua trên landing page nhưng lại được lưu thông tin trên file excel B. Vị khách này để lại thông tin ở hai nền tảng và lưu trữ ở hai file khác nhau. Vấn đề này có thể dẫn đến việc các nhân viên sales tư vấn trùng lặp hoặc thậm chí ảnh hưởng đến việc đo lường hiệu quả với chiến lược bán hàng.

4. Dữ liệu mang tính bảo mật cao: Một số doanh nghiệp có các dữ liệu thông tin khách hàng nhạy cảm (Ví dụ như: Khách hàng là Người nổi tiếng hoặc cần bảo mật khách hàng giữa các Sales, dữ liệu quan trọng của doanh nghiệp...) yêu cầu về bảo mật thông tin là bắt buộc. CRM sẽ giúp người quản lý dễ dàng phân quyền xem, chỉnh sửa, xuất dữ liệu với với data cụ thể để tránh tối đa tình trạng thất thoát và lộ thông tin khách hàng. 

Ví dụ: Đối với các doanh nghiệp bất động sản việc bảo mật data khách hàng là điều thực sự cần thiết. Khi sử dụng CRM, data đổ về sẽ được người quản lý hoặc hệ thống CRM phân lần lượt cho từng bạn Sales. Ngoài nhân viên Sales phụ trách khách hàng đó ra thì những người không có quyền xem sẽ không thấy được data khách hàng (tên, số điện thoại, email, địa chỉ,..).

5. Sự kết nối giữa các phòng ban: Một số doanh nghiệp gặp phải tình trạng thiếu liên kết giữa các phòng bạn. Họ gặp khó khăn khi triển khai công việc không theo quy trình thống nhất, nhiệm vụ thực hiện rời rạc, khó kiểm soát. Do vậy, ngay thời điểm này, CRM sẽ là công cụ cần thiết hỗ trợ giao - nhận việc linh động, nhắc lịch làm việc, kiểm soát và đánh giá các nhiệm vụ, báo cáo đánh giá hiệu quả công việc nhanh chóng.

Ví dụ: Dự án có sự hợp tác của phòng marketing và sales. Tuy nhiên theo dõi trên file excel chung sẽ gặp phải vấn đề cập nhật thông tin dữ liệu tức thời. CRM sẽ giúp bạn tạo công việc có sự tham gia của cả 2 phòng, trao đổi công việc và tài liệu cụ thể. Đồng có thể dễ dàng đưa ra thời hạn hoàn thành chính xác và nhắc lịch công việc khi sắp đến thời hạn kết thúc.

6. Tối ưu nhân sự phòng marketing: Đối với các doanh nghiệp nhỏ, một nhân viên marketing sẽ phải đảm nhận nhiều đầu việc, quản lý đa kênh tiếp thị. dẫn tới nguy cơ quá tải công việc, không thể làm tốt bất kỳ kênh Marketing nào mà chỉ mang tính duy trì công việc bị quá tải và không thể làm tốt được bất kì kênh marketing. Với sự tích hợp của CRM với marketing automation sẽ giúp nhân sự phòng Marketing tiết kiệm được thời gian và tối ưu năng suất làm việc.

Ví dụ: Một bạn nhân viên marketing chịu trách nhiệm quản lý fanpage, website và kênh email marketing. Khi sử dụng CRM bạn sẽ nhanh chóng quản lý được được toàn bộ thông tin khách hàng đổ về từ 3 nguồn trên. Hơn nữa, Automation sẽ giúp bạn nhân viên này lên lịch gửi email hàng loạt cho khách hàng theo một kịch bản có sẵn. 

>>> Có thể bạn nên biết: Giả mạo SMS Brandname - Cách phòng tránh và bảo vệ thông tin cá nhân

3. Điều kiện cần & đủ nào để doanh nghiệp triển khai CRM?

Triển khai phần mềm quản lý quan hệ khách hàng hiệu quả đòi hỏi không chỉ đến từ nỗ lực của chủ doanh nghiệp mà còn phải có sự góp sức từ toàn bộ nhân viên công ty. 

Điều kiện cần & đủ nào để doanh nghiệp triển khai CRM?

Để triển khai CRM thành công, doanh nghiệp cần chú ý đến một số điều kiện sau:

Mục tiêu cụ thể: Việc này sẽ giúp doanh nghiệp lập kế hoạch để hoàn thành những mục tiêu cụ thể. Cần chia nhỏ mục tiêu và xác định cách thức, nguồn lực và thời gian cụ thể để tiến hành.

Một số gợi ý giúp doanh nghiệp đặt mục tiêu cụ thể và rõ ràng hơn:

- Mục tiêu chính của doanh nghiệp: Nâng cao chất lượng chăm sóc và hỗ trợ khách hàng, tối ưu hóa quy trình tiếp thị sản phẩm/dịch vụ,...

- Mục tiêu bổ trợ khác: Đào tạo nhân viên kinh doanh để tối ưu hiệu suất bán hàng, quản lý và theo dõi công việc theo quy trình bài bản, quản lý hiệu suất làm việc của nhân sự,...

Xác định thời gian thay đổi cụ thể: Triển khai chiến lược quản lý mối quan hệ khách hàng có thể mang đến sự thay đổi toàn diện cho doanh nghiệp. Nếu không biết cách thích ứng với sự thay đổi, doanh nghiệp có thể gặp phải gián đoạn quy trình và tốn kém hơn. Vì vậy, bạn cần chia nhỏ thời gian triển khai CRM cho doanh nghiệp theo gợi ý sau:

- Giai đoạn 1: Xác định thời gian bắt đầu triển khai

- Giai đoạn 2: Tổng thời gian triển khai và hoàn thành hệ thống quản lý khách hàng

- Giai đoạn 3: Các mốc thời gian chia nhỏ đào tạo nhân sự theo các cấp.

Với phần mềm Getfly CRM bạn sẽ nhận được hỗ trợ từ đội ngũ chuyên gia có kinh nghiệm chuyển đổi số dày dặn, rút ngắn được ⅔ thời gian so với việc doanh nghiệm tự triển khai & đào tạo. Nhân sự của bạn sẽ được đào tạo và làm quen với hệ thống CRM theo từng giai đoạn cụ thể đảm bảo đồng bộ quy trình quản lý và tương tác với khách hàng giữa các phòng ban.

Phối hợp từ nhân viên: Nhân viên chính là đối tượng liên quan trực tiếp đến mọi bước của quy trình triển khai CRM. Do đó, doanh nghiệp cần đảm bảo mọi bộ phận nhân sự trong doanh nghiệp của mình thích ứng với quy trình làm việc mới. Dưới đây là một vài gợi ý của chúng tôi

- Nhân sự tiên phong: Nhóm nhân sự này sẽ được đào tạo bài bản và hỗ trợ các nhân viên trong team để làm quen với hệ thống

- Cam kết từ bộ phận liên quan: Các bộ phận như kinh doanh, marketing, dịch vụ khách hàng và hỗ trợ kỹ thuật cần đưa ra cam kết 100% nhân sự sử dụng và số lượng buổi đào tạo sử dụng phần mềm.

4. Bỏ ra chi phí 1,2$/tháng cho Getfly CRM doanh nghiệp sẽ nhận lại gì?

Bạn có bao giờ tự hỏi rằng với việc bỏ ra chỉ từ 1,2$ (chỉ bằng 1/100 lương của 1 nhân viên Sales) hàng tháng, doanh nghiệp của bạn sẽ nhận lại được gì khi sử dụng phần mềm Getfly CRM? Hãy cùng nhau khám phá những tiềm năng và lợi ích mà phần mềm mang lại.

Đối với doanh nghiệp

Bỏ ra chi phí 1,2$/tháng cho Getfly CRM doanh nghiệp sẽ nhận lại gì?

Xác định và theo dõi thông tin về khách hàng là một trong những lợi ích quan trọng mà CRM mang lại cho doanh nghiệp. Việc tích hợp cơ sở dữ liệu khách hàng giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về nhu cầu, sở thích và hành vi tiêu dùng của họ:

Quản lý dữ liệu tập trung: CRM tập trung tổng hợp có tổ chức tất cả thông tin và dữ liệu của khách hàng trên một nền tảng duy nhất. Phần mềm quản lý chăm sóc khách hàng Getfly cho phép lưu trữ một danh sách khách hàng rộng lớn cũng như mọi thông tin liên quan: thông tin cá nhân, lịch sử giao dịch, lịch sử chăm sóc và lịch sử truy cập,... 

Từ đó có thể thấu hiểu khách hàng 360 độ, phát triển các chương trình chăm sóc cá nhân hóa cho từng nhóm khách hàng. Ngoài ra, bạn có thể liên hệ kịp thời và phản hồi nhanh chóng, nâng cao sự hài lòng của đối tượng mục tiêu và lòng trung thành với thương hiệu. 

Tối ưu hóa công việc của nhân viên sales: Với Getfly CRM đội ngũ nhân viên sales dễ dàng nắm bắt ngay lập tức thông tin khách hàng, tình trạng khách hàng (dựa vào phân loại theo mối quan hệ) để tiếp cận kịp thời, đúng thời điểm. Đồng thời nhân viên sales có thể dễ dàng nghe gọi trực tiếp trên phần mềm và dễ dàng nghe lại ghi âm cuộc hội thoại.

Tiết kiệm thời gian và gia tăng hiệu quả làm việc của nhân viên marketing: Getfly CRM giúp nhân sự marketing quản lý khách hàng đổ về từ đa kênh (website, email, SMS, telemarketing,...) đồng thời ghi nhận realtime data và chuyển cơ hội cho sales nhanh chóng, tránh sai sót. Hơn hết với CRM, nhân viên phòng marketing tiết kiệm được tối đa thời gian báo cáo thống kê các số liệu theo ngày/tuần/tháng.

Bứt tốc hoạt động của nhân viên chăm sóc khách hàng: Với Getfly CRM bộ phận chăm sóc khách hàng có thể ghi nhận phản hồi trực tiếp của khách hàng qua các kênh thu nhận phản hồi khách hàng (c3s, Facebook, ticket,...). Đồng thời với việc tích hợp quản lý fanpage, Zalo OA ngay trên hệ thống CRM nhân viên chăm sóc khách hàng sẽ hỗ trợ kịp thời và nhanh chóng cho khách hàng, giúp gia tăng trải nghiệm khách hàng đối với sản phẩm/dịch vụ.

Nhấn vào đọc thêm các tính năng cụ thể của phần mềm Getfly CRM tại đây!

Lợi ích đối với nhà quản lý

Như đã phân tích ở trên phần mềm chăm sóc khách hàng CRM là một công cụ quan trọng để tối ưu hóa các hoạt động của doanh nghiệp. Hơn hết, đối với nhà quản lý Getfly CRM giúp:

- Giao việc, kiểm soát khối lượng và thời gian hoàn thành công việc của nhân viên nhanh chóng và đơn giản. 

- Giám sát dễ dàng doanh số và toàn bộ hoạt động của toàn bộ doanh nghiệp (khách hàng, công nợ, nhân sự, sản phẩm,...). Với những con số biết nói thông qua bảng thống kê KPI của Getfly CRM người quản lý nhanh chóng phát hiện ra điểm vướng mắc để có thể kịp thời đưa ra những giải pháp khắc phục kịp thời.

- Nắm rõ toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp trước - trong - sau bán hàng.

5. Getfly CRM tích hợp eSMS: Giải phóng sức lao động cho doanh nghiệp

Với công cụ Marketing automation của Getfly bạn có thể nuôi dưỡng khách hàng hoàn toàn tự động. Đồng thời với API kết nối mở của Getfly CRM bạn có thể dễ dàng kết nối với bên thứ 3. 

Getfly CRM tích hợp eSMS: Giải phóng sức lao động cho doanh nghiệp

Getfly CRM tích hợp với eSMS giúp doanh nghiệp của bạn gửi SMS chăm sóc khách hàng theo kịch bản chăm sóc khách hàng hoàn toàn tự động. Thay vì phải gửi và theo dõi hàng loạt tin nhắn một cách thủ công. 

Hơn nữa, khi sử dụng Getfly CRM có tích hợp eSMS doanh nghiệp của bạn sẽ nhận được những lợi ích vượt trội:

- Giá: Là nhà phân phối SMS và Voice trực tiếp mang lại giá cả cạnh tranh nhất cho doanh nghiệp.

- Dịch vụ: Tích hợp đa dịch vụ bao gồm: Dịch vụ triển khai Zalo OA, dịch vụ auto call, dịch vụ tổng đài ảo,..

- Chất lượng dịch vụ: Có đội ngũ tư vấn triển khai, kỹ thuật và CSKH  sẵn sàng hỗ trợ 24/7 kể cả lễ tết.

Được sự tin tưởng của hơn 68.000 khách hàng (bao gồm: Vinfast, Heineken, MardaBtrieu,...) eSMS đã khẳng định vị trí của mình trên thị trường so với các dịch vụ SMS khác.

eSMS giúp doanh nghiệp tối ưu hóa nguồn lực, tiết kiệm chi phí và gia tăng hiệu suất làm việc của nhân viên. Đồng thời, việc tích hợp Getfly CRM giúp doanh nghiệp theo dõi và quản lý lịch sử tương tác tất cả các cuộc trò chuyện SMS với khách hàng trên một nền tảng duy nhất.

Bên cạnh đó, Getfly CRM thông qua các trường thông tin dữ liệu có sẵn trên hệ thống doanh nghiệp của bạn có thể gửi tin nhắn cá nhân hóa theo kịch bản giúp doanh nghiệp gây ấn tượng và gia tăng trải nghiệm cho khách hàng đối với doanh nghiệp.

Mong rằng bài viết trên đây đã giúp bạn hình dung ra được thời điểm thích hợp để ứng dụng CRM vào doanh nghiệp. Đồng thời biết cách để triển khai CRM có quy trình, bài bản vào hoạt động quản lý và chăm sóc khách hàng. Hãy bắt đầu xây dựng chiến lược quản lý khách hàng thông minh và hiệu quả ngay hôm nay để đảm bảo thành công của doanh nghiệp trong tương lai.

Để biết thêm thông tin về dịch vụ SMS brandname uy tín và đáng tin cậy, hãy liên hệ ngay với chúng tôi:

Website: https://esms.vn/

Hotline: 0901 888 484

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ VIHAT (VIHAT TECHNOLOGY Co.,LTD)

Trụ sở: 140 - 142 Đường số 2, Vạn Phúc City, Hiệp Bình Phước, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh.

Chi Nhánh Hà Nội: Tòa nhà An Hưng, 85-87 Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Đô, Cầu Giấy.

Chi Nhánh Cambodia: Thida Rath #154 St.33MC, Sangkat Steung Meanchey, Khan Mean Chey Phnom Penh.

Bài viết liên quan
Bài viết mới