Bên cạnh SMS đã vô cùng phổ biến, nhiều hình thức gửi tin nhắn khác cũng ra đời. Cho phép doanh nghiệp đa dạng kênh đưa thông tin đến khách hàng. Một trong những khái niệm dễ nhầm lẫn với dịch vụ tin nhắn gần đây đã xuất hiện là MMS. Vậy MMS là gì? Bài viết sau đây sẽ cung cấp và phân tích các khía cạnh, thông tin cần thiết giúp cho doanh nghiệp dễ dàng ra quyết định có nên sử dụng dịch vụ này hay không.

Dịch vụ MMS là gì?

MMS, viết tắt của Multimedia Messaging Service, tạm dịch là dịch vụ tin nhắn đa phương tiện. Dựa trên nền tảng công nghệ của SMS và được ví như bản nâng cấp của “đàn anh” tin nhắn truyền thống. Dịch vụ MMS cho phép nội dung tin nhắn dài đến 1000 ký tự. Ngoại trừ văn bản, thông tin còn gửi được dưới dạng hình ảnh, video và âm thanh lên đến 300 kb và có thể đính kèm link. 

Hầu hết các nhà mạng đều hỗ trợ dịch vụ MMS. Tuy nhiên, số lượng người dùng vẫn chưa cao vì giải pháp này tốn nhiều chi phí hơn so với SMS. 

Ưu điểm của dịch vụ tin nhắn đa phương tiện MMS

Khi so sánh MMS với SMS, loại hình dịch vụ này có vẻ bất lợi về chi phí. Nhưng liệu có tính năng nào ưu việt có thể thuyết phục để doanh nghiệp lựa chọn dịch vụ MMS không?

Tiếp cận khách hàng thuận lợi hơn 

Tin nhắn quảng cáo Messenger, Viber hay Zalo chỉ đến đối tượng mục tiêu nếu họ cũng đăng ký tài khoản trên nền tảng đó. Tuy nhiên, sử dụng MMS, công ty chỉ cần số điện thoại của khách hàng là đủ. 

Độ tin cậy của thương hiệu cũng là yếu tố quyết định việc thành công tiếp cận khách hàng. Mặc dù tỉ lệ spam của SMS chỉ 2,8% cộng thêm phần Brandname. Dịch vụ MMS còn có phần tiêu đề, giống như email, dài 64 ký tự. Có lẽ nhờ đó, tỉ lệ khách hàng bỏ đăng ký nhận tin nhắn MMS ít hơn SMS tới 20%.

Thu hút khách hàng nhanh hơn tin nhắn thuần văn bản

Những con số về tin nhắn ngắn như tỉ lệ mở 98% và tỉ lệ trả lời 46%. Một con số vô cùng rất hấp dẫn đối với các chủ doanh nghiệp. Nhưng MMS còn có khả năng mang  lại hiệu quả cao hơn thế. 

Thông tin được đưa đến khách hàng một cách trực quan nhờ hình ảnh, video, âm thanh đi kèm. Do đó, doanh nghiệp dễ dàng thu hút được sự chú ý của khách hàng ngay trong những giây đầu tiên. Một số số liệu trực quan về mức độ hiệu quả của MMS như: Lượt click cao hơn SMS 15%khả năng được chia sẻ thông tin lên mạng xã hội gấp 4 lần

Quá trình từ tiếp cận đến thu hút khách hàng của dịch vụ MMS đều ưu thế hơn so với SMS. Đồng thời đây được coi là bước đệm cho việc chuyển đổi khách hàng từ tiềm năng thành mua hàng.

Luôn có sự dự bị cho trường hợp xấu

Trong những trường hợp tin nhắn MMS không thể đến với khách hàng. Ví dụ thiết bị sử dụng của người dùng không hỗ trợ đối với định dạng MMS. Khách hàng vẫn có thể nhận được tin nhắn SMS thay thế cho MMS ngay lập tức. Do đó, gần như 100% thông điệp sẽ được gửi đi thành công và đúng đối tượng doanh nghiệp mong muốn. 

Nếu cả tin nhắn SMS cũng bị từ chối, đó là dấu hiệu cần xem xét lại chiến dịch. Đọc thêm: 6 lý do khiến SMS Marketing của bạn bị từ chối

Hướng dẫn cách gửi tin nhắn MMS qua điện thoại

Sau khi hiểu rõ MMS là gì, gửi và nhận tin nhắn thật sẽ giúp hình dung rõ hơn về hiệu quả của chúng. Có 3 điều kiện để sử dụng dịch vụ MMS:

  • Thuê bao vẫn hoạt động được 2 chiều.
  • Cả 2 điện thoại của doanh nghiệp và khách hàng đều hỗ trợ định dạng tin nhắn MMS.
  • Đối với người nhận tin cần có mạng di động (không hỗ trợ sử dụng WiFi).

Trên điện thoại Android

Tin nhắn chỉ cần dài hơn 160 ký tự thì sẽ được tự động chuyển qua dạng MMS. Để đính kèm các định dạng khác (hình ảnh, video, âm thanh), người gửi nhấn vào biểu tượng ghim ở ô soạn thảo và chọn file phù hợp.

Trên iPhone

Chỉ khác Android ở chỗ người dùng cần bật tính năng này. Trình tự: Cài đặt > Tin nhắn > Nhấn bật tại mục Nhắn tin MMS.


Thông tin liên hệ:

Website: eSMS.vn

Hotline: 0901 888 484

Email: contact@esms.vn

Bài viết liên quan
Bài viết mới