Chuyển tiền, thanh toán, thu phí… là những hoạt động tài chính thiết yếu, nhưng nếu không truyền đạt đúng cách, rất dễ gây hiểu nhầm hoặc bị từ chối. ZNS yêu cầu thanh toán ra đời để giải quyết bài toán đó, giúp doanh nghiệp gửi đi thông tin một cách rõ ràng, đúng chuẩn và đầy đủ căn cứ.
>>> Xem thêm: Phân Biệt 4 Loại Mẫu Thông Báo ZNS
1. ZNS yêu cầu thanh toán là gì?
ZNS yêu cầu thanh toán là loại thông báo mà doanh nghiệp thường sử dụng để gửi tới khách hàng các thông tin liên quan đến việc thanh toán như: Thông báo cần thanh toán (hoá đơn sắp đến hạn, nhắc nhở thanh toán), chi tiết số tiền cần thanh toán, thông tin liên quan đến đơn hàng/dịch vụ, hạn thanh toán và hình thức thanh toán, liên kết thanh toán (nếu có).
ZNS yêu cầu thanh toán được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau: Ví dụ trong thương mại điện tử, nó được dùng để nhắc khách hàng thanh toán các đơn hàng. Trong bất động sản, dùng để thông báo lịch đóng tiền. Trong tài chính – ngân hàng, nhắc thanh toán khoản vay hoặc phí dịch vụ. Trong giáo dục, dùng để nhắc học phí, lệ phí thi. Trong các dịch vụ khác, dùng để thông báo phí gia hạn hoặc hóa đơn cần thanh toán.
2. Cấu trúc của ZNS yêu cầu thanh toán
- Logo thương hiệu: Hiển thị ở đầu tin nhắn nhằm tăng độ tin cậy và giúp khách hàng nhận diện nhanh chóng doanh nghiệp gửi yêu cầu. Đây là yếu tố quan trọng tạo cảm giác chuyên nghiệp và chính thống.
- Tiêu đề thông báo: Thường là một dòng nổi bật như “Yêu cầu thanh toán đơn hàng #1234”, giúp người dùng nhanh chóng nắm được mục đích của tin nhắn. Tiêu đề cần rõ ràng và đánh trúng nhu cầu hành động.
- Văn bản mô tả: Cung cấp thông tin chi tiết về giao dịch như số tiền cần thanh toán, mã đơn hàng, hạn thanh toán và hướng dẫn cơ bản. Nội dung cần súc tích, rõ ràng để người đọc dễ hiểu.
>>> Xem thêm: Tin ZNS Nhắc Lịch Hẹn - Giải Quyết Nỗi Lo Khách Hàng Bỏ Lỡ Cuộc Hẹn
- Bảng thông tin (tùy chọn): Dùng để trình bày các thông tin như tên sản phẩm, số lượng, giá từng món và tổng cộng. Giúp khách hàng dễ theo dõi và đối chiếu chính xác trước khi thanh toán.
- Card thanh toán: Là phần giao diện chính thể hiện thông tin giao dịch dưới dạng thẻ, nổi bật và dễ nhìn. Card này đóng vai trò làm nổi bật nội dung cần thanh toán, tạo cảm giác trực quan và chuyên nghiệp.
- Nút “Thanh toán ngay”: Được đặt trong card thanh toán, là điểm nhấn quan trọng thúc đẩy hành động. Khi nhấn vào, khách hàng sẽ được chuyển trực tiếp đến cổng thanh toán nhanh chóng và thuận tiện.
- Thông tin liên hệ CSKH (tùy chọn): Thường được đặt ở cuối tin nhắn để hỗ trợ người dùng khi có thắc mắc hoặc cần giải quyết vấn đề. Điều này tạo thêm sự yên tâm và hỗ trợ trải nghiệm khách hàng tốt hơn.
3. Lợi ích khi sử dụng ZNS Yêu cầu thanh toán (Payment Request)
- Khách hàng dễ thanh toán hơn: Trước đây, để thanh toán, khách hàng thường phải mở email, ghi nhớ mã đơn hàng, rồi tự đăng nhập vào web hay app để trả tiền. Với ZNS, họ chỉ cần bấm vào nút “Thanh toán ngay” trong tin nhắn Zalo là xong.
- Giảm thao tác thừa, tránh làm sai: Việc phải gõ lại thông tin hoặc tìm đường dẫn thanh toán dễ khiến người dùng thao tác nhầm. ZNS giúp họ làm đúng ngay từ đầu vì mọi thứ đã được tích hợp sẵn, không cần nhớ, không cần tìm.
- Tăng khả năng thu được tiền đúng hạn: Khi khách hàng thấy tin nhắn rõ ràng, có sẵn nút bấm để thanh toán, họ sẽ có xu hướng trả tiền nhanh hơn. Điều này giúp doanh nghiệp thu tiền đúng hạn và giảm số đơn nợ kéo dài.
- Tạo cảm giác chuyên nghiệp, rõ ràng: Một tin nhắn được trình bày rõ ràng, có logo công ty, có bảng thông tin và hướng dẫn chi tiết sẽ khiến khách hàng tin tưởng hơn. Họ sẽ thấy doanh nghiệp làm việc nghiêm túc, chăm sóc khách hàng cẩn thận.
- Giảm gánh nặng cho bộ phận chăm sóc khách hàng: Do khách hàng đã hiểu và tự thanh toán được ngay trong tin nhắn, doanh nghiệp sẽ ít bị hỏi lại qua điện thoại hay inbox. Nhờ đó, đội ngũ CSKH có thể tập trung xử lý các trường hợp quan trọng hơn.
>>> Xem thêm: ZNS Rating Là Gì? Hướng Dẫn Tạo Mẫu ZNS Đánh Giá Dịch Vụ
4. Thao tác của người dùng với ZNS Yêu cầu thanh toán (Payment Request)
- Thanh toán đơn giản qua ngân hàng đã liên kết với Zalo: Người dùng chỉ cần nhấn nút “Thanh toán ngay” trong tin nhắn ZNS. Nếu họ chọn một ngân hàng đã liên kết với Zalo, toàn bộ thông tin như tên ngân hàng, số tài khoản, số tiền, nội dung chuyển khoản,... sẽ tự động được điền sẵn.
- Tự động chuyển sang app ngân hàng: Ngay sau đó, Zalo sẽ dẫn người dùng sang ứng dụng ngân hàng tương ứng đã được cài sẵn trên điện thoại. Người dùng chỉ cần xác nhận giao dịch là hoàn tất, không cần nhập lại bất kỳ thông tin nào.
- Không cần sao chép thông tin thủ công: Điều này giúp tránh nhầm lẫn khi điền số tài khoản hoặc nội dung thanh toán, đồng thời tiết kiệm thời gian và công sức. Đặc biệt hữu ích với người không rành công nghệ.
- Lưu ý khi dùng ngân hàng chưa liên kết với Zalo: Nếu người dùng chọn một ngân hàng chưa được Zalo liên kết, họ sẽ phải tự tay sao chép thông tin thanh toán như số tài khoản, số tiền và ghi chú để dán vào ứng dụng ngân hàng thủ công. Khi nhấn nút “Thanh toán ngay”, Zalo sẽ tự động nhận diện các ứng dụng ngân hàng đã được cài sẵn trên điện thoại của người dùng. Danh sách ngân hàng sẽ hiển thị, trong đó những ngân hàng đã liên kết với Zalo sẽ có biểu tượng đặc biệt bên cạnh để dễ nhận biết.
5. Chuẩn hóa các template mục đích Yêu cầu thanh toán
Để đảm bảo tính minh bạch và chính xác trong các giao dịch tài chính, tất cả các template ZNS được sử dụng với mục đích yêu cầu thanh toán, trả phí, hoặc thanh toán cước phí đến một số tài khoản ngân hàng cụ thể bắt buộc phải sử dụng định dạng mẫu tin ZNS có mục đích "Yêu cầu thanh toán" theo quy định mới.
Những điểm quan trọng cần lưu ý:
Các template ID hiện tại đang sử dụng định dạng ZNS cũ (ví dụ: "ZNS thông tin Thanh toán") hoặc bất kỳ mẫu nào có nội dung tương tự nhằm mục đích yêu cầu thanh toán sẽ chính thức ngừng được hỗ trợ từ ngày 01/08/2024. Doanh nghiệp bắt buộc sử dụng đúng mẫu ZNS chuẩn hóa cho mục đích yêu cầu thanh toán, để tránh gián đoạn dịch vụ và đảm bảo tuân thủ quy định.
>>> Xem thêm: Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Tạo Mẫu ZNS Đánh Giá Dịch Vụ
Yêu cầu về thông tin tài khoản thụ hưởng:
Thông tin tài khoản ngân hàng thụ hưởng phải là tài khoản đứng tên doanh nghiệp sở hữu Official Account (OA). Trong trường hợp tài khoản không đứng tên doanh nghiệp, doanh nghiệp cần cung cấp các giấy tờ chứng minh hợp lệ, bao gồm: Giấy tờ cho thấy chủ tài khoản là người đại diện pháp luật của doanh nghiệp, hoặc giấy ủy quyền hợp lệ cho phép chủ tài khoản thu hộ doanh nghiệp.
6. Lưu ý về temp ZNS Payment
Thông tin số tài khoản thanh toán (STK):
Trong mẫu tin ZNS thanh toán, số tài khoản (STK) thanh toán bắt buộc phải được cố định trong nội dung template. Điều này giúp đảm bảo sự thống nhất và minh bạch trong giao dịch.
Trường hợp doanh nghiệp muốn khai báo STK dưới dạng biến:
Nếu doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng biến để khai báo số tài khoản trong nội dung chuyển khoản (tức là không cố định STK trong nội dung mẫu), cần thực hiện đăng ký rõ ràng và đầy đủ lý do, kèm theo các tài liệu chứng minh sau:
- Giải trình lý do sử dụng biến STK: Doanh nghiệp cần nêu rõ lý do cần linh hoạt thay đổi STK trong từng tin nhắn.
- Thông tin xác thực từ ngân hàng: Hãy cung cấp văn bản chứng minh doanh nghiệp sở hữu số tài khoản định danh hoặc tài khoản động (loại tài khoản thay đổi theo từng giao dịch) do ngân hàng cung cấp. Văn bản cần xác nhận rõ cấu trúc của STK định danh hoặc STK động để tránh nhầm lẫn hoặc sai sót.
- Ví dụ minh họa: Đưa ra ít nhất một ví dụ cụ thể về STK định danh hoặc STK động mà doanh nghiệp đã sử dụng, phù hợp với cấu trúc STK được đề cập.
- Cam kết trách nhiệm: Doanh nghiệp cần có văn bản hoặc email cam kết rằng sẽ đảm bảo truyền đúng thông tin STK định danh trong mỗi giao dịch thanh toán. Đồng thời, doanh nghiệp chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính chính xác và hợp lệ của dữ liệu STK được truyền trong nội dung mẫu ZNS Payment.
Để triển khai thành công ZNS yêu cầu thanh toán, doanh nghiệp cần nắm vững các quy định, chuẩn hóa nội dung và đảm bảo tính chính xác của thông tin tài khoản trong từng mẫu tin gửi đi.
Để biết thêm thông tin về dịch vụ, liên hệ ngay với chúng tôi:
Website: https://esms.vn/
Hotline: 0901 888 484
Email: cs@vihatgroup.com
CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP DOANH NGHIỆP VIHAT
Trụ sở: 140 - 142 Đường số 2, Vạn Phúc City, Hiệp Bình Phước, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh.
Chi Nhánh Hà Nội: Tòa nhà An Hưng, 85-87 Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Đô, Cầu Giấy.
Chi Nhánh Cambodia: Thida Rath #154 St.33MC, Sangkat Steung Meanchey, Khan Mean Chey Phnom Penh.